Hai Nhà Khoa Học Từng Vô Thần Giải Thích Cách Khoa Học Đã Làm Mình Thay Đổi Suy Nghĩ
Một người chọn cái họ tin và rồi tích lũy các kiến thức về niềm tin đó.
– Tiến sĩ Michael Guillen

Bảng Nội Dung
1. Tiến sĩ Michael Guillen
Tiến sĩ Michael Guillen, một nhà khoa học và nhà báo nổi tiếng, nói rằng niềm tin là trung tâm của chủ nghĩa vô thần cũng như hữu thần. Tạp chí Wall Street Journal ngày 23/09 đăng một bài nêu quan điểm từ một nhà vật lý bắt đầu với: “Trung tâm sự cao ngạo của chủ nghĩa vô thần là nó là một thế giới quan dựa trên lô-gic và các bằng chứng khoa học, là nó chẳng có cần gì tới niềm tin, điều mà nó cho là yếu đuối. Thực tế là, niềm tin là trung tâm của chủ nghĩa vô thần, lô-gic và cả khoa học.”
Tiến sĩ Michael Guillen, tác giả của bài quan điểm này, là một tác giả nổi tiếng và một ngôi sao truyền thông. Một cựu giáo sư ở Harvard, ông là biên tập viên khoa học cho ABC News trong nhiều năm và có nhiều giải thưởng truyền thông. Bài quan điểm này là một phần của nỗ lực quảng cáo quyển sách mới “Tin Là Thấy: Một Nhà Vật Lý Giải Thích Tại Sao Khoa Học Đập Vỡ Niềm Tin Vô Thần Của Mình Và Cho Thấy Sự Cần Thiết Của Đức Tin”
Trong bài báo, ông giải thích tại sao việc nghiên cứu vật lý của mình đã khiến ông hiểu rằng “tin là thấy”, không phải là ngược lại như người ta hay nghĩ. Đây là công thức nổi tiếng của thánh Augustine “tôi tin để tôi có thể thấy”. Thông điệp cốt lõi của ông là: chủ nghĩa vật chất vô thần và chủ nghĩa siêu hình hữu thần, cả hai đều đòi hỏi niềm tin. Nội dung của phần lớn niềm tin ấy là vô hình và có thể không biết rõ được. Một người chọn cái họ tin và rồi tích lũy các kiến thức về niềm tin đó.
2. Tiến sĩ Michael Egnor
Trước đó, tôi đọc một bài phỏng vấn với bác sĩ phẫu thuật não và trưởng khoa huấn luyện phẫu thuật não ở Stony Brook, tiến sĩ Michael Egnor. Là một người vô thần đến tuổi tứ tuần, bác sĩ Egnor giải thích tại sao ông đi từ nghiên cứu hóa học sang nghiên cứu bộ não:
“Trong trường y, tôi trở nên đam mê não bộ, và tôi cảm thấy cấu trúc não bộ và sinh lý học thần kinh là chìa khóa để hiểu về tư duy con người, để hiểu về sự tồn tại của con người, và tôi đánh mất ảo tưởng đó khi tôi bắt đầu thực hành phẫu thuật não.”
Dr. Michael Egnor dạy phẫu thuật thần kinh ở Đại Học Stony Brook, một trong những đại học danh giá nhất cả nước. Ông nói chủ nghĩa duy vật thất bại không chỉ vì nó không giải thích được tư duy, nó còn chẳng giải thích được vật lý hay sinh học.
Chính sự khó khăn của niềm tin duy vật (chỉ duy có vật lý) trong việc giải thích tư duy con người đã kích hoạt một thay đổi lớn trong quan điểm – một sự cải đạo nếu bạn muốn nói. Nhưng, Dr. Egnor giải thích những vấn đề của ông với chủ nghĩa duy vật đi sâu hơn nhiều so với vấn đề tư duy – thân thể:
“Nó trở nên rõ ràng hơn với tôi theo thời gian rằng niềm tin duy vật cũng không thể giải thích quá trình tư duy. Tôi nghĩ chúng ta có thể đào sâu vào nó trong vài chi tiết. Nhưng cũng rõ ràng rằng niềm tin duy vật cũng thất bại thảm hại trong việc giải thích vật lý. Vật lý của thế kỷ 20 và 21 hoàn toàn không thể hiểu được theo mô hình duy vật.”
Dr. Egnor liền giải thích một số lý do tại sao niềm tin duy vật thất bại. Cái đầu tiên là khái niệm quý báu về hệ kín nhân quả (không có bất kỳ nguyên nhân nào khác ngoài vật chất và các lực vật lý). Ông chỉ ra rằng khoa học hiện đại đã từ bỏ ý tưởng này, mặc dù nó vẫn được tôn thánh bởi các nhà vật lý:
“Điều này nghĩa là, khoa học hiện đại không còn tôn trọng nguyên tắc hệ kín nhân quả theo bất kỳ cách nào. Ví dụ, một thứ đơn giản như sự kiện Big Bang, một thứ hiển nhiên là hiệu ứng vật lý, thực sự, nó là tất cả các hiệu ứng vật lý, là toàn thể vũ trụ vật lý… mà không ra từ nguyên nhân vật lý nào và cũng không thể có nguyên nhân vật lý, bởi vì vật lý không bắt đầu cho đến khi có sự kiện Big Bang.”
Một ví dụ khác ông cho là điểm kỳ dị trong lỗ đen không theo bất kỳ quy luật vật lý nào, hay như người ta nói, các quy luật vật lý đổ vỡ tại điểm kỳ dị. Ông cũng nói rằng thuyết Tương Đối của Einstein vi phạm nguyên tắc bảo toàn năng lượng trong không gian cong. Hiện tượng liên đới lượng tử (quantum entanglement) là một ví dụ nữa, và chính Einstein chỉ ra rằng nếu hiện tượng liên đới lượng tử được chứng minh là đúng, nó sẽ là kết thúc của khoa học. Và nó đã được chứng minh là đúng.
Ông cũng cười rằng nếu bạn hỏi 10 triết gia duy vật khác nhau về vật chất là gì, bạn chắc sẽ có 11 câu trả lời khác nhau:
“Các triết gia duy vật thậm chí không thể nói cho bạn vật chất là gì, và chắc hẳn cũng sẽ không thể nói cho bạn cái gì có ý nghĩa về vật lý hay khoa học. Tôi đã đến mức từ chối niềm tin duy vật hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng thuyết nhị nguyên của Thomas (Thomistic dualism – tin rằng vật chất có phần thuộc thể và thuộc linh, xem 5) hay thuyết siêu hình (hylomorphism – tin rằng bản chất vật chất gồm phần thực tế hiện tại và phần tiềm năng biến đổi, xem 6), có vẻ là một cách diễn tả chung hơn cách nhìn mọi vật, và là một cách rất thành công để nhìn mọi vật. Tôi có nhiều đồng cảm với chủ nghĩa duy tâm (idealism), với duy tâm bản thể học (ontological idealism), nhưng tôi nghĩ niềm tin duy vật là một tư tưởng thất bại.”
(Người dịch: Chủ nghĩa duy tâm tin rằng vật chất tồn tại trong tâm tưởng của người quan sát. Duy tâm khách quan (objective idealism – xem 3) tin rằng vật chất tồn tại trong tâm tưởng của Đấng Tối Thượng, khách quan so với con người. Duy tâm bản thể học (ontological idealism – xem 4) tin rằng vật chất dựa vào tâm tưởng để tồn tại, và mọi vật đều dựa vào Đấng Tối Thượng là Đức Chúa Trời để tồn tại.)
Đọc giả của những bài mới nhất của tôi về cơ sở lượng tử, tâm linh và thuyết hữu thần theo Kinh Thánh sẽ nhận ra câu hỏi của Dr. Egnor về chủ nghĩa khoa học hiện thực (scientific realism – tin rằng chỉ cái gì được khoa học chấp nhận là đúng thực tế, xem 7) so với chủ nghĩa duy tâm bản thể học là một câu hỏi tương tự mà tôi đang hỏi. Nó có vẻ là một câu hỏi đang được nêu lên bởi chính nhà khoa học vật lý – triết gia như Carlo Rovelli.
Dr. Guillen nghĩ rằng chúng ta càng biết về vũ trụ mình qua khoa học, nó càng trở nên kỳ lạ, bí ẩn và huyền bí. Điều này làm xói mòn câu chuyện của vật lý vô thần tại gốc rễ của nó vốn dựa vào niềm tin rằng khoa học sẽ kết thúc mọi điều huyền bí và chắc chắn sẽ kết thúc niềm tin vào chuyện siêu nhiên:
“Chủ nghĩa vô thần thường tin rằng khoa học cuối cùng sẽ làm sáng tỏ mọi thứ. Nhưng thế giới quan của khoa học đang trở nên huyền bí hơn chứ không ít đi. Chứng kiến những khái niệm có vẻ siêu nhiên như hạt ảo (virtual particles), thời gian ảo (imaginary time) hay liên đới lượng tử (quantum entanglement). Ngay cả nhà vô thần Sam Harris phải thừa nhận là:: ‘Tôi không biết liệu vũ trụ của chúng ta là, như JBS Haldane nói, “không chỉ kỳ lạ hơn chúng ta tưởng, mà còn kỳ lạ hơn chúng ta có thể tưởng tượng.” Nhưng tôi chắc chắn là nó kỳ lạ hơn chúng ta, những ‘người vô thần’, thường hay miêu tả khi cổ vũ cho chủ nghĩa vô thần.’”
Tổng Kết
Những câu chuyện thay đổi niềm tin trên một bài báo ở trang Medium thường không đủ để thuyết phục hầu hết các tín đồ từ bỏ đức tin của mình, tôi nghi ngờ rằng những câu chuyện chuyển đổi từ chủ nghĩa duy vật vô thần sang hữu thần hay cả Cơ Đốc sẽ thất bại trong việc thuyết phục hầu hết người vô thần từ bỏ niềm tin của mình. Nhưng theo ý tôi, nó cũng chẳng phải là mục tiêu. Như Charles Taylor nói, chúng ta đang sống trong mọi giai đoạn “bùng nổ” các ý tưởng, thế giới quan và các hệ thống niềm tin. Có sự cởi mở với các ý tưởng mới, cởi mở để xem xét lại các ý tưởng và niềm tin cũ như triết học Hy Lạp và Đông Phương, và có thể một chút cởi mở để xem xét câu chuyện Cơ Đốc của sự tạo hóa, giáng sinh và phục sinh.
Cái cần phải từ bỏ là thái độ vẫn còn phổ biến ở nhiều người vô thần, kể cả ở một số tác giả nổi tiếng trên Medium, rằng hệ thống niềm tin của họ đạo đức hơn, hiểu biết hơn, và tình cảm hơn và bất cứ ai không đồng ý là mù hay vô học, hay ngu ngốc.
Theo Medium.com
Người dịch: Richard Huynh
Bài Đọc Thêm
1. Chủ nghĩa vô thần
https://en.wikipedia.org/wiki/Atheism
2. Chủ nghĩa duy vật
https://en.wikipedia.org/wiki/Materialism
3. Chủ nghĩa duy tâm
https://en.wikipedia.org/wiki/Idealism
4. Chủ nghĩa duy tâm bản thể học
https://en.wikipedia.org/wiki/Ontological_argument
5. Thuyết nhị nguyên của Thomas Aquinas
https://www.thetwocities.com/theological-anthropology/why-thomistic-dualism/
6. Thuyết siêu hình của Aristotle
7. Chủ nghĩa khoa học hiện thực
https://en.wikipedia.org/wiki/Philosophical_realism#Scientific_realism